Soạn bài lớp 6
-
Con Rồng cháu Tiên
-
Bánh Chưng, bánh Giầy
-
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
-
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
-
Thánh Gióng
-
Từ mượn
-
Tìm hiểu chung về văn tự sự
-
Sơn Tinh, Thủy Tinh
-
Nghĩa của từ
-
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
-
Sự tích Hồ Gươm
-
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
-
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
-
Sọ Dừa
-
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
-
Lời văn, đoạn văn tự sự
-
Thạch Sanh
-
Chữa lỗi dùng từ
-
Em bé thông minh
-
Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
-
Luyện nói kể chuyện
-
Cây bút thần
-
Danh từ
-
Ngôi kể trong văn tự sự
-
Ông lão đánh cá và con cá vàng
-
Thứ tự kể trong văn tự sự
-
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện
-
Ếch ngồi đáy giếng
-
Thầy bói xem voi
-
Đeo nhạc cho mèo
-
Danh từ (tiếp theo)
-
Luyện nói kể chuyện (tiếp theo)
-
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
-
Cụm danh từ
-
Lợn cưới áo mới
-
Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường
-
Treo biển
-
Số từ và lượng từ
-
Kể chuyện tưởng tượng
-
Ôn tập truyện dân gian
-
Chỉ từ
-
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
-
Con Hổ có nghĩa
-
Động từ
-
Cụm động từ
-
Mẹ hiền dạy con
-
Tính từ và cụm tính từ
-
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
-
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả
-
Bài học đường đời đầu tiên
-
Phó từ
-
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
-
Sông nước Cà Mau
-
So sánh
-
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
-
Bức tranh của em gái tôi
-
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
-
Vượt thác
-
Phương pháp tả cảnh
-
Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh
-
Buổi học cuối cùng
-
Nhân hóa
-
Phương pháp tả người
-
Đêm nay Bác không ngủ
-
Ẩn dụ
-
Luyện nói về văn miêu tả
-
Lượm
-
Mưa
-
Hoán dụ
-
Tập làm thơ bốn chữ
-
Cô Tô
-
Các thành phần chính của câu
-
Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người
-
Cây tre Việt Nam
-
Câu trần thuật đơn
-
Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
-
Lòng yêu nước
-
Lao xao
-
Câu trần thuật đơn có từ LÀ
-
Ôn tập truyện và kí
-
Câu trần thuật đơn không có từ LÀ
-
Ôn tập văn miêu tả
-
Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo
-
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
-
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
-
Viết đơn
-
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
-
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
-
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
-
Động Phong Nha
-
Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
-
Tổng kết phần văn
-
Tổng kết phần tập làm văn
-
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Hãy miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Danh mục: Soạn văn
Đề bài : Hãy miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè Lập dàn bài chi tiết 1. Mở bài: – Trưa hè thăm lại trường xưa – Bồi hồi đi – Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve 2. Thân bài: Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm. -Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh: -Tả hàng phượng đỏ: + Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát ...
Đề bài :
Lập dàn bài chi tiết
1. Mở bài:
– Trưa hè thăm lại trường xưa
– Bồi hồi đi
– Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve
2. Thân bài:
Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.
-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh:
-Tả hàng phượng đỏ:
+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.
+ Màu sắc của hoa.
+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.
– Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.
3. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
– Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.
Bài làm
Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.
Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.
Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.
Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ?
Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.
Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.
Từ khóa tìm kiếm
- hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Soạn bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tiếp theo
Soạn bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tiếp theo I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ a. Câu sai Chủ ngữ : thiếu Vị ngữ : thiếu - Cách chữa : cần thêm chủ ngữ và ...
Soạn bài viết đơn
Soạn bài viết đơn I. Khi cần viết đơn 1. Khi nào hoặc vì sao cần viết đơn - Ví dụ 1: Vì muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Ví dụ 2: Khi bị ốm, ...
Soạn bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Soạn bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Đoạn đầu của bức thư a. - Những phép nhân hóa: + Mảnh đất này – bà mẹ của người da ...
Soạn bài động phong nha
Soạn bài động phong nha I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bố cục bài văn - Bài văn có thể chia thành hai đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha... tiếng chuông nơi ...
Soạn bài luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
Soạn bài luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn 1. Đơn xin nghỉ học - Thiếu + quốc hiệu và tiêu ngữ + tên người viết đơn + ngày ...
Soạn bài ôn tập về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
Soạn bài ôn tập về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I. Công dụng 1. Đặt dấu câu a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. Câu Ôi thôi ...
Tả một bạn em đang ngồi học
Đề bài: Tả một bạn em đang ngồi học. Hướng dẫn lập dàn ý I. Mở bài - Nghe tiếng và nhìn thấy đàn vịt trắng lúc đi về quê chơi. - Buổi trưa hè nắng và nóng nực. ...
Soạn bài cây tre Việt Nam
Soạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng ...
Soạn bài các thành phần chính của câu
Soạn bài các thành phần chính của câu I. Phân biệt thành phần chính và phụ của câu. 1. Câu có: - Thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ. - Thành phần phụ: trạng ...
Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu (cụ già đó có thể là ông, bà em hoặc một người mà em quen)
Đề bài: Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu (cụ già đó có thể là ông, bà em hoặc một người mà em quen). Hướng dẫn lập dàn ý I. Mở bài - Đối với ...